23/03/2016
2990
"Ngay cả ở cao điểm hủy thân của mình, Chúa Giêsu đã cho thấy dung nhan đích thực của Thiên Chúa, đó là lòng thương xót... Nếu mầu nhiệm sự dữ là một mầu nhiệm khôn dò thì thực tại của Tình Yêu được tuôn đổ qua Người lại vô cùng bất tận, tiến đến cả những nấm mộ và hỏa ngục"
 
"Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!" (Luca 19:38), đám đông ở Giêrusalem hân hoan hô hoán khi họ nghênh đón Chúa Giêsu. Chúng ta đã có được cái hào hứng này, ở chỗ khi chúng ta vẫy những cành lá cây Olive hay cây dừa là chúng ta bày tỏ lời chúc tụng của chúng ta và niềm vui của chúng ta, lòng chúng ta muốn đón nhận Chúa Giêsu đến với chúng ta. Như Người đã vào Thành Giêrusalem thế nào thì Người cũng muốn tiến vào các thành đô của chúng ta và vào cuộc đời của chúng ta. Như Người đã thực hiện trong Phúc Âm, bằng việc cưỡi trên một con lừa thế nào thì Người cũng đến với chúng ta một cách khiêm tốn; Người là Đấng "nhân danh Chúa" mà đến. Bằng quyền năng tình yêu thần linh của mình, Người tha thứ tội lỗi cho chúng ta và hòa giải chúng ta với Chúa Cha cũng như với bản thân chúng ta.
 
Chúa Giêsu hài lòng trước cảm tình của đám đông giành cho Người. Khi những người biệt phái xin Người bảo các trẻ em cùng những người khác đang hô hoán im đi thì Người đáp lại họ rằng: "Tôi nói cho quí vị hay nếu họ mà im đi thì ngay cả những hòn đá này cũng sẽ vang lên" (Luca 19:40). Không gì có thể làm cụt hứng của họ trước việc Chúa Giêsu tiến vào ấy. Chớ gì không một sự gì có thể làm cản trở chúng ta trong việc chúng ta tìm thấy ở nơi Người nguồn mạch cho niềm vui của chúng ta, niềm vui chân thực, niềm vui tự tại và an bình; vì chỉ có một mình Chúa Giêsu mới là Đấng cứu chúng ta khỏi những cạm bẫy của tội lỗi, chết chóc, sợ hãi và buồn đau mà thôi.
 
Phụng vụ hôm nay dạy chúng ta rằng Chúa đã không cứu chúng ta bằng việc Người vinh quang tiến vào ấy hay bằng những thứ phép lạ quyền năng. Tông Đồ Phaolô, ở Bài Đọc thứ 2, đã tóm gọn con đường cứu chuộc vào hai động từ: Chúa Giêsu đã "tự hủy" và "tự hạ" Mình (Philiphe 2:7-8). Hai động từ này chứng tỏ cho thấy tính chất vô biên của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúa Giêsu đã tự hủy Mình, ở chỗ, Người đã không gắn bó với vinh quang của Người nơi tư cách là Con Thiên Chúa, nhưng đã trở nên Con Người để liên kết với thành phần tội nhân chúng ta trong tất cả mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Chưa hết, Người đã sống giữa chúng ta nơi "thân phận của một người tôi tớ" (câu 7); chứ không phải một ông vua hay một hoàng tử, mà là một đầy tớ. Bởi thế, Người đã tự hạ Mình và vực thẳm của việc Người hạ mình, như Tuần Thánh cho chúng ta thấy, hầu như là vô đáy. 
 
Dấu hiệu đầu tiên của tình yêu "không cùng" (Gioan 13:1) này là việc rửa chân. "Vị Chúa và Sư Phụ" (Gioan 13:14) đã cúi mình xuống chân của các môn đệ của mình, một hành động chỉ có thành phần tôi tớ mới làm. Người làm gương để cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần để cho tình yêu của Người vươn đến chúng ta, một tình yêu cúi xuống trên chúng ta; chúng ta không thể làm gì kém hơn được nữa, chúng ta không thể nào yêu mà không để mình được Người yêu thương trước, mà không cảm nghiệm thấy sự êm ái dịu dàng lạ lùng của Người và không chấp nhận thứ tình yêu chân thực chất chứa nơi việc cụ thể phục vụ. 
 
Thế nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Sự khiêm hạ của Chúa vươn đến tột đỉnh của mình nơi cuộc Khổ Nạn, ở chỗ, Người đã bị bán đi với giá 30 đồng bạc và bị phản nộp bởi cái hôn của một người môn đệ được Người chọn và gọi là bạn hữu của Người. Hầu như tất cả những môn đệ khác tẩu thoát lấy thân
114.864864865135.135135135250