30/04/2016
3333
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
GIÁO LÝ LÒNG THƯƠNG XÓT NĂM THÁNH TÌNH THƯƠNG - THỨ TƯ 20/4/2016

BÀI THỨ 11
 
Xin chào anh chị em thân mến!
 
Hôm nay chúng ta muốn suy niệm về một khía cạnh của lòng thương xót được trình bày một cách rõ ràng ở đoạn Phúc Âm Thánh Luca chúng ta vừa nghe. Đó là một biến cố xẩy ra cho Chúa Giêsu trong lúc Người đang là vị khách của một người biệt phái tên là Simon. Người biệt phái này đã mời Chúa Giêsu đến nhà của ông vì ông đã nghe thấy tiếng tăm của Người như là một vị tiên tri cao cả. Trong khi họ đang ngồi ăn trưa thì một người phụ nữ xuất hiện, người phụ nữ mà cả thành đều biết là tội lỗi. Không nói một lời, chị phục ngay xuống chân Chúa Giêsu khóc lóc. Nước mắt của chị làm đẫm chân của Chúa Giêsu và chị đã lấy tóc của chị mà lau khô, rồi chị hôn chân của Người cùng xức dầu thơm mang theo cho chân Người.
 
Đáng chú ý ở đây là cái tương phản giữa hai nhân vật: nhân vật Simon, một người tôi tớ nhiệt thành của Lề Luật, và nhân vật phụ nữ tội lỗi vô danh. Trong khi nhân vật trước phán đoán kẻ sau theo bề ngoài, thì bằng những cử chỉ của mình, kẻ sau đã bày tỏ tấm lòng của mình ra một cách chân tình. Mặc dù đã mời Chúa Giêsu, Simon vẫn không muốn tỏ mình hay liên hệ đời sống của mình với Vị Sư Phụ này. Trái lại, người đàn bà ấy lại hoàn toàn tín thác vào Người một cách kính mến. Người biệt phái này không thể hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại để cho Bản Thân Người bị "nhiễm bẩn" bởi các tội nhân. Ông đã nghĩ rằng nếu Chúa Giêsu thực sự là một vị tiên tri thì Người phải biết họ và tránh xa họ, để không bị bôi bẩn, như thể họ là những kẻ phong cùi.
 
Thái độ này là một thái độ tiêu biểu cho một thứ đường lối hiểu biết về tôn giáo, và nó được tác động bởi sự kiện là Thiên Chúa và tội lỗi hoàn toàn phản nghịch nhau. Tuy nhiên, Lời Chúa dạy chúng ta làm sao để phân biệt giữa tội lỗi và tội nhân: người ta không được thỏa hiệp với tội lỗi, trong khi tội nhân - tức là tất cả chúng ta - như là bệnh nhân cần được chữa lành, và để chữa lành họ, vị y sĩ cần phải đến gần họ, viếng thăm và đụng chạm đến họ. Và dĩ nhiên, để được chữa lành, người bệnh cần phải nhận rằng mình cần đến vị y sĩ!

Giữa người biệt phái và người đàn bà tội lỗi, Chúa Giêsu đã đích thân đứng với người sau. Không có những thành kiến là những gì ngăn cản việc bày tỏ lòng thương xót, Vị Sư Phụ này đã ỏ ra với chị như chị là. Người, Đấng Thánh của Thiên Chúa, để cho chị chạm đến Bản Thân Người mà không sợ bị vấy bẩn. Chúa Giêsu là Đấng tự do vì Người gần gũi với Thiên Chúa là một Người Cha Thương Xót. Bởi thế, bằng việc giao tiếp với người phụ nữ tội lỗi ấy: "Tội lỗi của con đã được thứ tha" (câu 48), Chúa Giêsu đã chấm dứt thân phận bị cô lập của chị gây ra bởi phán xét tàn nhẫn của người biệt phái này cũng như của những người đồng bạn của ông ta, những người đã xỉ nhục chị, đã lên án chị. Thế là người phụ nữ này bấy giờ đã có thể ra đi "bình an". Chúa đã nhìn thấy tính chất chân tình nơi đức tin của chị cũng như nơi việc hoán cải của chị, bởi thế, Người đã công bố trước mặt mọi người rằng: "Đức tin của con đã cứu con" (câu 50). Một bên là cái giả hình của các vị Tiến Sĩ Luật, một bên là lòng khiêm nhượng và chân thành của người phụ nữ. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, thế nhưng chúng ta thường chiều theo khuynh hướng giả hình, tin rằng mình khá hơn người khác và chúng ta nói: "Kìa, nhìn xem tội lỗi của ngươi..." Trái lại, tất cả chúng ta đều phải nhìn đến tội lỗi của chúng ta, đến những sa phạm của chúng ta, đến những lỗi lầm của chúng ta, và hãy nhìn lên Chúa. Chiều hướng cứu độ là ở mối liên hệ giữa "tôi" là một tội nhân và Chúa. Nếu tôi coi mình là người công chính thì không có mối liên hệ cứu độ.
 
Đến đây tất cả bạn hữu dự tiệc lại càng cảm thấy bàng hoàng ngỡ ngàng hơn nữa: "Người này là ai mà lại có quyền tha tội?" (câu 49). Chúa Giêsu k
114.864864865135.135135135250