24/05/2016
4040
BÀI 15 - VỀ DỤ NGÔN
NGƯỜI PHÚ HỘ VÀ LAZARÔ NGHÈO
 
Xin chào Anh Chị Em thân mến!
 
Hôm nay tôi muốn suy niệm với anh chị em về dụ ngôn người phú hộ và Lazarô nghèo. Đời sống của 2 con người này dường như đi song song với nhau, ở chỗ, thân phận sống của họ tương phản và hoàn toàn tách biệt nhau. Cửa chính của nhà người phú hộ lúc nào cũng đóng kín trước con người nghèo khổ này, một con người nằm ngoài cửa ấy, mong tìm được một chút gì để ăn từ bàn ăn của người phú hộ này. Người phú hộ ăn mặc xa hoa, trong khi Lazarô thì lại đầy ghẻ lở. Người phú hộ yến tiệc linh đình hằng ngày, trong khi Lazarô đang bị chết đói. Chỉ có những con chó rình chực và đến liếm các chỗ lở loét của ông.
 
Cảnh tượng này nhắc nhở chúng ta về lời khiển trách khắc nghiệt của Con Người trong cuộc Chung Thẩm là "Ta đói các người không cho Ta ăn, Ta khát các người không cho Ta uống, Ta trần truồng các người không cho Ta mặc" (Mathêu 25:42-43). Lazarô là tiêu biểu rõ ràng cho tiếng kêu âm thầm của người nghèo qua mọi thời đại cũng như cho cái tương khắc của một thế giới có vô khối kho tàng và nguồn lợi ở trong tay của một thiểu số.
 
Chúa Giêsu nói rằng một ngày kia người phú hộ chết đi: người nghèo và người giầu đều chết, cả hai có cùng một số phận, như tất cả chúng ta; không có ngoại lệ ở chỗ này. Thế rồi con người ấy ngước lên Abraham, van xin ngài bằng danh xưng "cha" (các câu 24,27). Như thế là người này cho mình là con cái của Abraham, thuộc về Dân Chúa. Thế mà trong đời sống người ấy lại tỏ ra chẳng để ý gì đến Thiên Chúa; trái lại, ông ta biến mình thành tâm điểm của hết mọi sự, khép mình trong thế giới xa hoa và phung phí của mình. Khi loại trừ Lazarô như thế ông ta không quan tâm gì đến Thiên Chúa hay đến Lề Luật của Người. Bỏ bê người nghèo là khinh thường Thiên Chúa! Chúng ta cần phải biết rõ điều ấy: bỏ bê người nghèo là khinh thường Thiên Chúa.
 
Cần phải lưu ý tới một điểm đặc biệt trong dụ ngôn này, đó là con người giầu này không có tên, ngoại trừ tĩnh từ "giầu có"; trong khi tên của con người nghèo được lập đi lập lại đến 5 lần và "Lazarus" có nghĩa là "Chúa giúp". Lazarô, người nằm ở ngay trước cửa, là một tiếng gọi sống động đối với con người giầu có này là hãy nhớ đến Thiên Chúa, thế nhưng con người giầu ấy đã không đón nhận tiếng gọi ấy. Bởi thế mà ông ta sẽ bị luận phạt, chẳng phải vì cái giầu sang phú quí của ông, mà vì không biết cảm thương Lazarô và giúp đỡ Lazarô.
 
Ở phần hai của dụ ngôn này, chúng ta lại thấy Lazarô và người phú hộ sau khi chết (các câu 22-31). Ở bên kia thế giới, tình hình bị đảo lộn, ở chỗ, Lazarô nghèo được Thiên Thần mang lên Trời cho Abraham; trái lại, người phú hộ lại bị trầm luân cực hình. Bấy giờ người phú hộ "ngước mắt lên thấy Abraham từ đằng xa và Lazarô ở trong lòng của ngài". Ông ta dường như trông thấy Lazarô lần đầu tiên, thế nhưng lời lẽ của ông ta lại quay ra phản bội ông: "Lạy Cha Abraham - ông ta lên tiếng - xin thương đến tôi và bảo Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi của tôi; vì tôi đang khốn cực trong ngọn lửa này". Bấy giờ người phú hộ nhìn nhận Lazarô và xin Lazarô giúp, trong khi ở đời này ông ta đã giả bộ như không thấy Lazarô. Biết bao nhiêu lần nhiều người giả bộ không nhìn thấy người nghèo! Đối với họ không có việc người nghèo hiện hữu. Trước kia ông ta đối xử tới độ từ chối Lazarô cả những gì dư thừa từ bàn ăn của mình, giờ đây ông ta lại muốn Lazarô mang đến cho ông ta một chút gì đó! Ông ta vẫn tin rằng ông ta có quyền đòi hỏi vì thân phận xã hội trước đây của ông ta. Khi từ chối không thể đáp ứng điều yêu cầu của ông ta, Abraham đích thân cống hiến cái then chốt của cả câu truyện này, ở chỗ, ngài giải thích rằng các sự lành và những sự dữ đã được phân phối để bù lại tình trạng bất công trên thế gian, và cánh cửa trong cuộc đời tách biệt
114.864864865135.135135135250