14/08/2016
774
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II 
Giáo Lý Năm Thánh 2000 (Thứ Tư ngày 3-12-1997)

Bài 3: Chân Dung Của Chúa Kitô Dần Dần Được Tỏ Hiện 

Lời đã hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn.1:14). Thánh Ký Gioan đã diễn đạt biến cố Nhập Thể bằng câu phát biểu mãnh liệt và tóm gọn này. Thánh ký vừa mới nói về Lời, bằng việc chiêm ngưỡng sự hiện hữu vĩnh hằng của Người và bằng việc diển tả sự hiện hữu vĩnh hằng này của Người với những lời quá quen thuộc: “Từ ban đầu đã có Lời” (Jn.1:1). Khi liên kết vĩnh cửu với thời gian, quan điểm Gioan Thánh Ký này cũng bao hàm cuộc hành trình mầu nhiệm của Đức Kitô trong lịch sử có trước Người.
 
Sự hiện diện của Người nơi thế giới của chúng ta đã bắt đầu được loan báo lâu đời trước việc Nhập Thể. Lời đã hiện diện, một cách nào đó, nơi lịch sử nhân loại ngay từ ban đầu. Qua Thần Linh, Người đã sửa soạn cho việc Người đến như Đấng Cứu Thế, bằng cách kín đáo hướng lòng trí con người về việc nuôi dưỡng một niềm mong đợi trong hy vọng. Những dấu vết của một niềm hy vọng giải thoát được tương ngộ nơi các văn hoá và truyền thống tôn giáo khác nhau.
 
2. Thế nhưng, Đức Kitô hiện diện nhất là nơi lịch sử của dân tộc Yến-Duyên (Israel), dân tộc của Giao Ước. Lịch sử này được ghi dấu đặc biệt bằng một niềm mong đợi Đấng Thiên Sai, một đức vua lý tưởng, được Thiên Chúa thánh hiến, Đấng sẽ hoàn tất lời Chúa hứa. Cuộc hướng trông này càng ngày càng sáng tỏ hơn thì Đức Kitô càng hiện tỏ chân dung của một Đấng Thiên Sai như đã hứa và hằng trông đợi, cùng những dấu hiệu khổ đau cay đắng chập chờn trên một cái chết dữ dội (x.Is.53:8). Thật vậy, một hình ảnh về vị thiên sai được cấu tạo vững mạnh bởi một số người Do Thái mong đợi một nhà giải phóng chính trị mang lại cho đất nước một nền tự chủ và an sinh vật chất đã bị khủng hoảng nặng nề khi những lời tiên tri theo lịch sử được hoàn tất nơi cái bất hạnh của thập giá.
 
3. Trong cuộc sống trần gian của mình, Chúa Giêsu chứng tỏ một cách rõ ràng rằng việc Người nhận thức được Người là cứ điểm cho lịch sử của dân Người. Đối với những người phiền trách Người vì Người cho mình cao trọng hơn Abraham khi Người hứa cho ai giữ lời Người thì được sống đời đời (x.Jn.8:51), Người đã trả lời: “Abraham cha ông của qúi vị đã hân hoan vì được thấy ngày của Tôi; ông đã thấy nó và vui mừng” (Jn.8:56). Abraham được qui hướng về việc Đức Kitô đến là như thế. Theo ý định thần linh, niềm vui mừng của Abraham trong việc hạ sinh của Isaac cũng như trong việc tái sinh sau cuộc hiến tế của Isaac là một niềm vui liên quan đến vị thiên sai: nó loan báo và ám chỉ niềm vui tuyệt vời mà Đấng Cứu Thế sẽ hiến ban.
 
4. Những hình ảnh nổi bật khác nơi dân tộc Do Thái chiếu toả trọn vẹn ý nghĩa của mình trong ánh sáng về Đức Kitô. Đó là trường hợp của Giacóp, như chúng ta thấy trong Phúc Aâm đoạn về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaritanô. Cái giếng mà vị tổ phụ xa xưa đã để lại cho con cháu đã trở nên, theo lời của Chúa Kitô, một ám chỉ về nước mà Người sẽ ban, nước Thánh Linh vọt lên sự sống đời đời (x.Jn.4:14).
 
Moisen cũng loan báo một vài phương diện căn bản về sứ vụ của Đức Kitô. Là một nhà giải thoát dân chúng khỏi cảnh làm tôi bên Ai
114.864864865135.135135135250