28/05/2017
1103
Bài 51 (Thứ Tư ngày 7/4/1999)
 
Tình Yêu Của Thiên Chúa Cha Là Một Tình Yêu Đòi Hỏi
 
Tình yêu của Thiên Chúa là Cha đối với chúng ta không thể làm ngơ cho chúng ta mà không đòi chúng ta phải đáp ứng bằng việc liên lỉ dấn thân. Việc dấn thân này càng có một ý nghĩa sâu xa hơn khi chúng ta sống gần gũi hơn với Chúa Giêsu, Đấng hoàn toàn thông hiệp với Chúa Cha, biến mình thành gương mẫu cho chúng ta.
 
Trong môi trường văn hóa Cựu Ước, quyền bính của người cha là một quyền bính tuyệt đối và là một thứ quyền bính được dùng để so sánh về quyền bính của Thiên Chúa Tạo Thành là Đấng không được phép đối đầu. Chúng ta đọc thấy trong Sách Tiên Tri Isaia: “Khốn cho ngươi là kẻ nói với người cha: ‘Ông sinh ra cái gì vậy?’, hay với người nữ: ‘Bà đẻ ra cái gì thế?’ Vậy Chúa là Đấng Thánh Yến-Duyên và là Đấng Tạo Dựng nên hắn phán: ‘Ngươi há lại đặt vấn đề với Ta về con cái của Ta, hay truyền cho Ta làm việc của Ta hay sao?’ (Is.45:10f). Người cha cũng có phận sự hướng dẫn con cái mình, và nếu cần cũng phải khiển trách nặng lời. Sách Cách Ngôn đã nhắc lại rằng điều ấy cũng là điều đúng nơi Thiên Chúa nữa: “Chúa khiển trách kẻ Ngài thương, như người cha đối với người con mà ông hài lòng” (Prv.3:12; x.Ps.103/102:13). Còn tiên tri Malachi thì chứng thực về lòng Thiên Chúa cảm thương con cái của Ngài, song lòng cảm thương của Ngài bao giờ cũng là một tình yêu đòi hỏi: “Hãy nhớ đến lề luật của Moisen tôi tớ Ta, các huấn lệnh và các sắc chỉ Ta đã ban cho hắn ở Horeb để truyền lại toàn thể Yến-Duyên” (Mal.4:4). 
 
2- Lề luật Thiên Chúa ban bố cho dân Ngài không phải là một gánh nặng do một người chủ độc ác áp đặt, mà là một biểu hiệu nói lên tình của người cha muốn tỏ cho con người thấy chính lộ và điều kiện để được thừa hưởng các lời hứa thần linh. Đây là ý nghĩa thuộc lệnh truyền của Sách Nhị Luật: “Các người phải tuân giữ các giới luật của Chúa là Thiên Chúa của mình, bằng việc bước đi theo đường lối của Ngài và kính sợ Ngài. Vì Chúa là Thiên Chúa của các người mang các người vào một mảnh đất tốt lành” (Dt.8:5-7). Với tư cách xác nhận giao ước giữa Thiên Chúa và con cái Yến-Duyên mà lề luật đã được phát xuất bởi tình yêu. Thế nhưng, việc vấp phạm đến lề luật không phải là không có hậu qủa, với những hoa trái đau thương song luôn luôn được điều khiến bởi lý lẽ yêu thương, vì những hậu qủa này bắt con người phải ghi nhận lợi ích theo chiều kích cấu tạo nên hữu thể của họ. “Chính trong việc khám phá ra tính cách cao cả của tình yêu Thiên Chúa mà lòng chúng ta bị rung động bởi cái ghê tởm và nặng nề của tội lỗi, và bắt đầu sợ phạm tội xúc phạm đến Thiên Chúa và sợ bị tách lìa khỏi Ngài” (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 1432).
 
Một khi tự mình tách lìa khỏi Đấng Tạo Thành, con người bị rơi vào tay của quyền lực sự dữ, sự chết và hư không. Ngược lại, việc tuân phục Thiên Chúa là nguồn sự sống và phúc lộc. Đây là những gì Sách Nhị Luật đã nhấn mạnh: “Này Ta đặt ra trước các người hôm nay đây sự sống và sự thiện, sự chết và sự dữ. Nếu các người tuân giữ các giới luật của Chúa là Thiên Chúa của mình mà tôi truyền cho các người hôm nay đây, bằng việc yêu mến Chúa là Thiên Chúa của mình, bằng việc bước theo các đường lối của Ngài, cũng như bằng việc tuân giữ các giới luật cùng các huấn thị và sắc lệnh của Ngài, thì các người sẽ được sống và tăng phát, rồi Chúa là Thiên Chúa của các người sẽ chúc phúc cho các người trong mảnh đất các người đang tiến vào để chiếm hữu” (Dt.30:15f). 
 
3- Chúa Giêsu không hủy bỏ lề luật ở những giá trị cốt yếu của nó mà là kiện toàn nó, như chính Người phán trong Bài Giảng trên Núi: “Các con đừng tưởng rằng Thầy đến để hủy bỏ lề luật và các lời tiên tri; Thầy đến không phải để hủy bỏ chúng mà là để làm cho chúng nên hoàn tất” (Mt.5:17).
 
Chúa Giêsu đã xác định tâm
114.864864865135.135135135250